Kids and family tv

     
Được chiếu vào Khung giờ Vàng phim Gia đình 20h30 hàng ngày, “Anh em nhà họ Kim” đang thu hút đông đảo khán giả của Kids & Family TV (VTC11).

Bạn đang xem: Kids and family tv

Khai thác những câu chuyện “vụn vặt”

“Anh em nhà họ Kim” xoay quanh câu chuyện về gia đình nhà họ Kim với ba anh em trai, là ba tính cách, ba số phận hoàn toàn trái ngược nhau. Anh cả Kim Geun Kang (Ahn Nae Sang thủ vai), sau khi ly hôn đã lập tức tái hôn với một người phụ nữ khác. Những tưởng “đào” được mỏ vàng của cô tiểu thư giàu có nhưng chẳng ai ngờ, hóa ra vợ anh không những không có nhà cửa họ hàng mà lại “đèo bòng” thêm một đứa con riêng.

Anh hai Kim Hyun Chal (Oh Dae Gyu đóng) sớm phải gánh vác trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ thay vị trưởng nam bất tài. Hyun Chal có đầu óc kinh doanh và giỏi quan hệ xã hội, nhưng lại không mấy thành công trong cách ứng xử với bố mẹ, vợ và các anh em trong nhà.

Cậu út Kim Yi Sang (Lee Jun Hyuk đóng) dường như là đứa con được cưng chiều nhất, với đầy đủ bản lĩnh của người đàn ông hiện đại, thành đạt, hiếu thảo với cha mẹ, có trách nhiệm với công việc và hết mình với tình yêu.

*

“Anh em nhà họ Kim” cũng là bộ phim nằm trong top phim có tỷ lệ khán giả cao nhất của màn ảnh nhỏ xứ Kim Chi trong năm 2010. Trong 8 tập đầu, phim đạt tỷ lệ rating trên 30% và từ tập 28 trở đi liên tiếp giữ vững thành tích trên 40%. Ở Việt Nam, phim nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả ngay sau khi phát sóng, bởi nhiều lý do. Một trong số đó có lẽ chính bởi bộ phim đã tập trung khai thác một đề tài không mới nhưng luôn tạo ra sự hấp dẫn đối với người xem, đó là đề tài gia đình.

Đã qua rồi thời của những bộ phim Hàn sướt mướt, với những mối tình tay ba rối rắm, những đoạn kết không có hậu bởi nhân vật chính luôn… chết vì bệnh ung thư. “Anh em nhà họ Kim” là một sự tiếp nối dòng phim gia đình của Hàn Quốc bắt đầu nổi lên từ khoảng những năm 2007 trở lại đây. Ở Việt Nam, dòng phim gia đình Hàn Quốc được mở đầu bởi sự thành công của “Những nàng công chúa nổi tiếng”, và tiếp sau đó là “Sự phẫn nộ của người mẹ”, “Phía đông vườn địa đàng”, “Tối nay ăn gì”, “Sự quyến rũ của người vợ”… và mới đây nhất là “Anh em nhà họ Kim”.

Điều làm nên thành công cho những bộ phim Hàn về đề tài gia đình nói chung và “Anh em nhà họ Kim” nói riêng, đó chính là việc các nhà làm phim đã đi sâu khai thác những câu chuyện rất nhỏ nhặt, đời thường, những câu chuyện tưởng chừng như “không có gì” lại bỗng hóa “có gì”, những tình huống tưởng giản đơn mà lại đầy sức lôi cuốn. Đơn giản bởi những câu chuyện ấy gần và thực như chính cuộc sống vẫn vậy.

Xem thêm: Áo Dài Lụa Hà Đông - Áo Dài Truyền Thống Lụa Tơ Tằm Vạn Phúc May Bán

Gần như chuyện cãi vã giữa hai vợ chồng, chuyện xung khắc mẹ chồng – nàng dâu, chuyện phân chia lao động trong gia đình, chuyện thuê người giúp việc, chuyện sinh con đẻ cái… Thật như việc đôi trẻ đấu tranh gay gắt với bố mẹ để lấy được nhau, nhưng khi kết hôn rồi thì lại trở nên xung khắc vì không thể dung hòa được các mối quan hệ trong một đại gia đình (vợ chồng Yi Sang). Thật như chuyện một ông bố đến tuổi về hưu bỗng dưng thay đổi tính nết, hết đi ra lại đi vào, xét nét công việc trong gia đình (Ông bố nhà họ Kim). Thật như việc bà mẹ chồng khó tính lúc nào cũng chê bai con dâu, nhưng khi con cái đi rồi lại thấy nhà cửa thật trống trải (Bà mẹ nhà họ Kim)…

*

Đi vào những điều tưởng như “vụn vặt” của đời sống, các nhà làm phim đã chạm được đến những cảm xúc sâu kín nhất trong lòng khán giả. Những câu chuyện trên phim quen mà lạ, quen ở chỗ nó có chút gì giống như chuyện của chính họ – những khán giả ngồi trước màn ảnh, nhưng lạ ở chỗ nó lại không hoàn toàn là chuyện của họ, mà là chuyện của một người nào đó, một gia đình nào đó, dường như họ đã từng gặp, từng nghe kể, nhưng sẽ không bao giờ tìm được nguyên mẫu.

Xây dựng tuyến nhân vật “cường điệu”

Một điều làm nên hấp dẫn khác cho “Anh em nhà họ Kim” đó là việc xây dựng những tuyến nhân vật “cường điệu”. Vai trò chính của tuyến nhân vật này là tạo nên tiếng cười, một yếu tố không thể thiếu của dòng phim gia đình. Trong “Anh em nhà họ Kim”, người ta có thể tìm thấy hơn một nhân vật được “cường điệu”.

Nổi bật nhất là nhân vật bà mẹ của Woo Mi (cô con dâu thứ 2) do diễn viên Lee Bo Hee thủ vai. Ở nhân vật này, người xem tìm thấy một sự trẻ trung “thái quá” của một người phụ nữ trung niên: Ăn mặc lòe loẹt, nhí nhảnh như thiếu nữ, ăn nói bỗ bã và nhiều khi “vô duyên” một cách hài hước. Nhưng cũng chính nhân vật này lại góp phần mang lại nhiều tiếng cười cho bộ phim, làm “mềm hóa” sự căng thẳng, gây ra nhiều tình huống “dở khóc dở cười” nhưng cũng góp phần “gỡ rối” cho nhiều tình huống phức tạp.

Nhân vật cô con dâu cả (Do Ji Won đóng) cũng là một sự cường điệu: một cô nàng “kinh hoàng” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (Tên của nhân vật trong phim là Eom Cheong Nan cũng có nghĩa là “kinh hoàng”), sẵn sàng dối trá để đạt được mục đích, cộc cằn, thô lỗ và đặc biệt khiến khán giả phải ôm bụng cười bởi những “trò khùng” rất đặc biệt. Thậm chí cả nhân vật người bố do Park In Hwan thủ vai cũng có đôi chút cường điệu khi ông diễn cảnh một cảnh sát về hưu, không biết làm việc nhà. Vợ đi vắng, ông đành nhịn đói vì không biết cách… mở nồi cơm điện…

Tuyến nhân vật “cường điệu” này có thể khiến đôi người cho rằng, làm mất đi tính chân thực của bộ phim, nhưng rõ ràng khi “cường điệu” cũng trở thành một dòng phim, trở thành một thủ pháp để làm tăng tính hấp dẫn của phim như trường hợp “Anh em nhà họ Kim” thì lại hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, cũng không thể không kể đến sự thành công về mặt diễn xuất của các diễn viên Hàn vốn đã khá “quen mặt” với khán giả Việt Nam như Ahn Nae Sang, Oh Dae Gyu, Lee Hyu Chun, Kim Hee Jung… Những diễn viên đã chinh phục khán giả bởi lối diễn “nhập thân” và nhiều phút xuất thần trên màn ảnh.

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm, dù dành được nhiều sự quan tâm của khán giả, song “Anh em nhà họ Kim” cũng không thoát khỏi lối mòn của những bộ phim truyền hình dài tập. Sự kéo dài của câu chuyện đã khiến bộ phim có xu hướng “đuối sức” vào thời điểm gần cuối. Những tình huống dàn trải nếu tiếp tục sẽ dễ khiến khán giả mệt mỏi. Ngay cả sự “cường điệu” nếu làm quá cũng sẽ thành ra vô duyên và mất điểm. Hiện tại, bộ phim đã phát sóng gần đến tập 80 và đang dần bộc lộ những khuyết điểm này. Nên chăng, các nhà làm phim hãy tìm cách cô đọng lại các tình tiết, tránh kéo dài theo kiểu “bôi ra” với mục đích thu quảng cáo cho nhà đài, có lẽ bộ phim sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.