Phim cậu bé rừng xanh

     

Đã gần 4 ngày qua, thao trường bắn Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 nơi diễn ra Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 tại Việt Nam không ngớt tiếng súng. Nơi đây đang diễn ra “cuộc chiến” căng thẳng giữa nhiều cá nhân, tập thể thuộc các quốc gia để giành các thứ hạng, ngôi vị trong nội dung thi Xạ thủ bắn tỉa.

Bạn đang xem: Phim cậu bé rừng xanh


Đội tuyển Nga về nhất chặng 3 “Về đích”, nội dung thi "Vùng tai nạn"

Súng trường AK-74M được sử dụng trong thi đấu tại nội dung “Xạ thủ bắn tỉa”

TƯỜNG THUẬT CẬP NHẬT LIÊN TỤC: Army Games 2021 tại Việt Nam: Giai đoạn 4 “Bắn trong hành tiến”, nội dung “Xạ thủ bắn tỉa”

Đội tuyển Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi đầu ở nội dung “Xạ thủ bắn tỉa”


Trường bắn xanh

Sau Lễ khai mạc Army Games 2021 hoành tráng và ngắn gọn tại khán đài, chúng tôi đi tìm thao trường Cứu hộ, cứu nạn, nơi diễn ra cuộc thi Vùng tai nạn để săn tìm thông tin về đội tuyển Nga, đương kim vô địch nội dung này trong Army Games 2020. Khi đi qua bãi cỏ xanh, phẳng, rộng, dài ngút tầm mắt đến tận chân núi cao sừng sững với những hàng cây keo cao vút dọc thảm cỏ, ai đó trong đoàn thốt lên:

- Ô, ở đây có sân gôn hay là công viên này!

Một người thạo nơi này nói vọng lên từ cuối xe:

- Nhầm rồi, đây là trường bắn. Tại đây sẽ diễn ra cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa.

Cảnh thiên nhiên “đẹp như bức tranh”, xanh mướt mát trong nắng hiện diện trước mắt chúng tôi khác hẳn với những hình ảnh về thao trường bắn hoang sơ, lồi lõm, đầy cỏ dại đã ăn sâu trong tâm thức nhiều năm, thực tế đã gây cho tôi ấn tượng và cảm xúc mạnh. Tôi và nhiều người trong đoàn phóng viên quyết định tìm hiểu về trường bắn và bộ môn bắn tỉa. Từ đây, có vô số thú vị mà chúng tôi khám phá.

 Xạ thủ bắn tỉa nước ngoài trong một bài bắn ở Army Games 2021.

Những bài bắn ý nghĩa

Bắn tỉa chuyên nghiệp là một nội dung đã có trong quân đội ta từ lâu. Trong cuộc thi này, nếu không vì dịch Covid-19 và thời gian tổ chức Army Games diễn ra như dự kiến thì ban tổ chức sẽ đưa cả 23 bài trong 4 giai đoạn vào thi đấu.

Chỉ nghe tên các bài bắn đã thấy ẩn chứa nhiều thông tin thú vị. Xin được liệt kê: Giai đoạn 1 (cá nhân); giai đoạn 2 (cặp xạ thủ); giai đoạn 3 (đồng đội); giai đoạn 4 (ai nhanh hơn). Tuy nhiên, do rút ngắn thời gian khai mạc so với dự kiến nên nội dung thi bắn tỉa cũng được rút ngắn còn 13 bài. Ở Army Games năm nay có sự góp mặt của xạ thủ bắn tỉa các quốc gia: Việt Nam, Nga, Belarus, Lào, Bangladesh, Venezuela và Uzbekistan. Riêng đội Việt Nam được chia làm 2 đội có tên là Thăng Long và Long Bình nhưng đội Long Bình chỉ thi đấu và tính thành tích mà không được xét giải.

Xạ thủ bắn tỉa Venezuela trong một bài bắn.

Xem thêm: Chuyện Bùa Ngải Trà Vinh Ngô Thanh Vân, Bùa Ngải Trà Vinh Ngô Thanh Vân

Một chuyên gia huấn luyện bắn tỉa đã nói với tôi thông qua sĩ quan liên lạc rằng, các bài thi bắn tỉa trong Army Games là tất cả những gì tinh túy nhất được chắt lọc từ thực tế kinh nghiệm huấn luyện. Những bài thi này không chỉ rèn luyện cho xạ thủ kỹ thuật bắn chính xác để tiêu diệt địch trong các tình huống, điều kiện chiến đấu khó khăn với thời gian ít nhất mà rèn cả ý chí, thể lực, tinh thần đồng đội.

Sự khốc liệt trong nội dung Xạ thủ bắn tỉa

Sáng 31-8, khi chính thức được cho phép vào nơi thi đấu bắn tỉa, chúng tôi mới tận thấy sự khó khăn của xạ thủ trong thực hiện các phần thi. Theo quy định của ban tổ chức, bắn tỉa được chia làm hai dải. Sau khi bốc thăm, các tuyển thủ sẽ biết được mình thi đấu với các thành viên của đội nào. Trong mỗi bài bắn tỉa lại có các quy định khác nhau nhưng đều có sự giống nhau, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các cá nhân và các đội trong bài thi.

Xạ thủ bắn tỉa Uzbekistan chuẩn bị vào vị trí bắn. 

Ví dụ như bài thi bắn trong hành tiến của giai đoạn 4 chẳng hạn. Thiếu tá Bùi Trọng Hoàng, huấn luyện viên bắn tỉa đội Thăng Long dành ít phút trước giờ thi đấu để giới thiệu cho chúng tôi một số nội dung cơ bản của bài bắn này. Theo đó, mỗi đội có 4 người và mỗi người trang bị 9 viên đạn phù hợp với 3 loại súng (K59, SVD, AK74) để bắn 9 chiếc bia có các kích thước khác nhau và bố trí ở cự ly tương ứng với từng loại súng ở trên là 25m, 300m, 150m. Nếu không bắn trúng bia thì xạ thủ bị phạt chạy một vòng 200m. Điều đáng nói là, trong điều kiện bài bắn, các xạ thủ phải cơ động vượt các loại vật cản tường cao, hào sâu, cũi lợn và quãng đường hơn 250m. Khi về đích, các xạ thủ tiếp tục phải cơ động hơn 250m và phải vượt qua các vật cản như tường xích cao 3m, thang nghiêng dài 6m, cao đỉnh tới 3m và bãi lốp xe dài 10m. Sau khi vượt qua chướng ngại vật này, các xạ thủ phải bê được hòm đạn vào vị trí quy định đồng thời đập vào vai đồng đội mới hoàn thành bài thi. Trên thực tế thao trường, việc cơ động quá nhiều đã khiến các xạ thủ khó điều chỉnh được nhịp thở một cách ổn định để lấy đường ngắm. Điều đó khiến cho tỷ lệ bắn trúng bia không được bách phát bách trúng như người không phải cơ động trước khi vào bia.

Cũng trên thực tế thao trường, đã có những câu chuyện xảy ra, một xạ thủ của đội tuyển Venezuela đã phải dừng bước khá lâu trước thang tay do thể lực suy giảm vì chạy phạt quá nhiều. Anh loay hoay năm lần bảy lượt cũng không thể vượt qua được 3 tay bám có nhịp 0,5m. Cuối cùng, anh đã chọn phương pháp bò thay vì đi bằng thang tay. Xạ thủ này dùng hết sức để leo lên bên trên và bò qua thang tay. Vì quy chế của phần thi này chỉ yêu cầu xạ thủ phải bám tay vào được thang đầu và cuối nên hành động này vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến toàn đội bị tăng tổng thời gian thực hiện bài thi. Ấy thế nhưng, trong những lần thi tiếp theo, chúng tôi vẫn thấy có một số xạ thủ cũng vẫn phải sử dụng đến phương pháp này. Chuyện các xạ thủ bắn trượt phải chạy 3 vòng trở xuống không ít.

Khán giả cổ vũ cho các đội bắn tỉa trong bài thi Bắn trong hành tiến thuộc giai đoạn 1. 

Ai đã từng mê phim truyện chiến đấu của Liên Xô, nhất là các phim về xạ thủ bắn tỉa trong chiến tranh thế giới thứ 2 hẳn chẳng thể quên tên những bộ phim về bắn tỉa, như: Lính bắn tỉa báo thù, Nữ xạ thủ-Battle for Sevastopol, They were fighting for Homeland, Ivan’s Childhood, The white tiger... Ở những bộ phim này, người xem đều thấy “chất thép” trong những con người bằng xương bằng thịt ở cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại. Sau khi theo dõi những nội dung Xạ thủ bắn tỉa ở Army Games 2021 tổ chức tại Việt Nam, chúng tôi đã tìm đọc về các nhân vật bắn tỉa huyền thoại của Quân đội Liên Xô thì càng mê hơn. Đặc biệt là: Nữ xạ thủ xinh đẹp Lyudmila Mikhail và các nam xạ thủ Ivan Mikhaylovich Sidorenko, Vasily Zaitsev Zeid.

Quả thật, muốn trở thành xạ thủ bắn tỉa huyền thoại được tôn vinh, ngoài tố chất, họ còn phải rèn luyện rất nhiều trong thời gian dài, trong mưa nắng và cả ban đêm. Đó thực sự là một cuộc chiến thầm lặng rất căng thẳng. Thế nên, chúng tôi gọi cuộc thi Xạ thủ bắn tỉa diễn ra ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 trong khuôn khổ Army Games 2021 là “cuộc chiến” hẳn là chẳng sai.