Tiểu sử của einstein

     

Anhxtanh là một bậc thiên tài về trí tuệ khoa học đã khiến cho cả thế giới phải kính nể. Chính ông là người đã đặt nền móng cho ngành vật lý hiện đại bởi những phát minh khoa học của mình. Những gì mà ông cống hiến đã chứng minh rằng Anhxtanh là người duy nhất trên thế giới và không thể tìm được người thứ hai.

Bạn đang xem: Tiểu sử của einstein


Albert Einstein là ai?

*

Anhxtanh được nhiều người biết tới nhiều nhất với phương trình E=mc2, đây là phương trình về mối tương quan của năng lượng và khối lượng. Bên cạnh đó thì các công trình nghiên cứu của Anhxtanh cũng được công chúng biết tới bởi tầm ảnh hưởng của chúng đối với nền triết lý khoa học.

Einstein đã được công bố lên đến hơn 300 các bài báo cáo khoa học và hơn 150 những bài viết về các chủ đều khác. Vào năm 2014, các trường đại học cũng đã công bố các bài viết của Einstein cùng với tập hợp khổng lồ hơn 30,000 tài liệu.

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của ông, nhà khoa học Einstein đã nhận được rất nhiều giải thưởng tầm cỡ quốc tế như là huân chương Matteucci Medal của Ý năm 1921, Giải Nobel Vật lý năm 1921, Huân chương Copley từ Hiệp hội Khoa học Hoàng gia năm 1925, Max Planck từ Hiệp hội Vật lý Đức năm 1929 và cả giải Franklin Medal từ Viện Franklin vào năm 1936.

Tiểu sử về cuộc đời Albert Einstein

Đa số mọi người đều đã biết Albert Einstein là một nhà khoa học nổi tiếng và một nhà vật lý học lỗi lạc của thế giới. Nhưng có lẽ vẫn còn có một số điều khá thú vị về cuộc đời của nhà khoa học Anhxtanh này mà không phải ai cũng được biết tới.

Tuổi thơ luôn bị chế giễu là “đần độn”

Albert Einstein được sinh ra một trong gia đình người Đức bao gồm 5 người. Khi sinh ra, Einstein đã khiến cho cả nhà lo lắng bởi ông gặp phải vấn đề khó khăn trong việc nói chuyện với những người xung quanh. Vào năm 2 tuổi ông đã bị bác sĩ nhận định rằng bị “chậm phát triển” và chỉ bập bẹ hay lẩm bẩm nhưng lại vô cùng khó khăn.

*

Sau khi sinh ra khoảng 1 năm thì gia đình ông đã chuyển tới Munich để thành lập một công ty kỹ thuật điện. Và tại đây, ông đã được tiếp xúc cũng như học tập và làm quen với rất nhiều các kiến thức về vật lý.

Khi đi học thì Einstein luôn bị xem là một kẻ bướng bỉnh và có tính cách khó chịu. Ông luôn phản kháng lại những gì mà mình không thích bởi vậy nên ông đã bị bạn bè xa lánh và mọi người xem ông là một đứa trẻ “học dốt môn toán” và “đần độn”. Nhưng trên thực thế, ông từng đã phá lên cười với bài báo bởi nó có tiêu đề để “Nhà Toán học vĩ đại nhất hiện còn sống nhưng lại từng trượt môn Toán”.

Cha mất sớm và thi trượt đại học

Năm Einstein 15 tuổi, công việc kinh doanh của gia đình gặp thất bại và cả nhà phải chuyển đến Ý. Lúc đầu, Einstein ở lại Đức để hoàn thành hết chương trình trung học, nhưng ông lại thấy không hài lòng với sự sắp xếp đó và đã rời khỏi trường để về với gia đình.

*

Thay vì học hết cấp 3 thì Einstein đã quyết định sẽ nộp đơn trực tiếp vào Học viện Bách khoa – ngôi trường danh tiếng nhất ở Zurich, Thụy Sĩ. Mặc dù bị trượt kỳ thi đầu vào ở ngay trong lần thi đầu tiên nhưng ông đã dành 1 năm để học tại trường trung học địa phương và thi lại vào trường vào tháng 10/1896.

Tuy vậy, đến khi vào học tại trường thì Einstein lại cảm thấy không thích trường học và luôn tin rằng các giáo sư chỉ toàn dạy những môn khoa học đã cũ và cảm thấy rằng lớp học quá buồn tẻ. Vì thế ông thường bỏ qua các tiết học và thích tự học ở nhà để đọc những gì mới nhất ở trong các lý thuyết khoa học. 

Một số những nghiên cứu vào phút cuối đã cho phép Albert Einstein tốt nghiệp đại học vào năm 1900. Tuy nhiên, khi đã ra trường thì ông cũng không thể tìm được việc làm nào bởi không có giáo viên nào thích ông nên không ai viết thư giới thiệu cho ông.

Xem thêm: Phần Mềm Quản Lý Cafe Miễn Phí Tốt Nhất Trên Máy Tính, Phần Mềm Quản Lý Cafe Miễn Phí

Công việc thư ký Bằng sáng chế

Einstein đã làm rất nhiều các công việc ngắn hạn trong khoảng thời gian 2 năm cho tới khi 1 người bạn của ông nói rằng có thể giúp ông được nhận công việc của một thư ký bằng sáng chế tại Văn phòng sáng chế Thụy Sĩ ở Bern. Sau đó thì Einstein đã kết hôn với người yêu thời đại học của mình và có 2 người con trai lần lượt là Hans Albert (1904) và Eduard (1910) sau đó họ ly dị vào ngày 14 tháng 2 năm 1919, sau khi đã sống ly thân được 5 năm.

*

Trong vòng 7 năm, Einstein đã làm việc với tư cách là một thư ký bằng sáng chế và ông chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra các bản thiết kế phát minh của những người khác. Cũng ngay trong thời gian này, ông đã lấy được bằng học vị tiến sĩ của Đại học Zurich đồng thời có được những khám phá có ảnh hưởng nhất tới sự nghiệp của ông về sau này.

Những dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời Albert Einstein

*

Năm 1905, Albert Einstein được nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich và ông đã xuất bản 3 công trình khoa học bao gồm cả thuyết tương đối hẹp. Năm 1907, Einstein phát hiện ra nguyên lý tương đương của trọng trường. Năm 1908, Einstein trở thành giáo sư vật lý làm việc tại Đại học Zurich. Và từ năm 1909 ông cũng rất được khá nhiều người biết tới là một nhà khoa học hàng đầu thời bấy giờ. Năm 1911, khi đang giảng dạy tại Đại học Karl-Ferdinand ở Praha (thủ đô Tiệp Khắc khi đó), Einstein đã đưa ra một tiên đoán về thuyết tương đối đó là ánh sáng phải đi theo đường cong khi nó đi qua gần mặt trời. Một năm sau đó ông trở lại Zurich và tiếp tục phát triển về lý thuyết trọng trường cùng với sự giúp đỡ của người bạn học là nhà toán học Marcel Grossmann.Năm 1914, Einstein quay lại Đức và được trở thành một thành viên của Viện Hàn Lâm Khoa học Đức. Năm 1915, thuyết tương đối của ông được xuất bản lần đầu tiên và đến năm 1919 thì đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc với ánh sáng mặt trời khi xuất hiện nhật thực và đã khẳng định được tiên đoán của Einstein vào năm 1911.Năm 1920 – 1927, Einstein đi khắp thế giới để thuyết trình cũng như hoạt động xã hội. Vào năm 1921, Albert Einstein nhận được giải thưởng Nobel về Vật lý.

Năm 1927, Einstein tham gia vào cuộc tranh luận về thuyết lượng tử với Niels Bohr. Năm 1932, Einstein được nhận vào giảng dạy tại Đại học Princeton ở Mỹ. Năm 1935, Einstein đã quyết định ở lại Princeton và cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý.Năm 1940, Einstein được nhận quốc tịch Mỹ nhưng vẫn giữ lại cả quốc tịch Thụy Sĩ.Năm 1944, Einstein là một người phản đối phong trào chiến tranh và gây quỹ được 6 triệu đô la bằng việc đấu giá những bản viết tay về thuyết tương đối hẹp của mình. 
*

Những công trình khoa học nổi tiếng của Einstein

Dù đã qua đời rất lâu nhưng Anbe Anhxtanh đã để lại cho kho tàng kiến thức của nhân loại rất nhiều công trình khoa học có giá trị và nổi tiếng khắp thế giới. Tiêu biểu như:

Thuyết tương đối 

Đây có lẽ là công trình khiến cho Albert Einstein được biết đến rộng rãi nhất. Chính giả thuyết này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về thế giới của các nhà khoa học và giúp đặt một nền tảng vững chắc cho rất các nhiều phát minh hiện đại về sau, bao gồm cả về năng lượng hạt nhân và nguyên tử. 

*

Phương trình của lý thuyết là: E = 2mc (trong đó c là tốc độ của ánh sáng và là hằng số)

Công thức này đã giải thích rằng năng lượng có mối liên quan tới khối lượng của vật như thế nào. Lý thuyết tương đối cũng đã giải thích rất nhiều khoảng cách cũng như thời gian sẽ có thể bị thay đổi do “tương đối” hoặc là tốc độ khác nhau của các đối tượng quan sát.

Thuyết lượng tử ánh sáng

Ngoài lý thuyết tương đối thì Einstein cũng đã đặt rất nhiều nền tảng cho nền vật lý hiện đại, trong đó có bao gồm thuyết lượng tử ánh sáng – Photon.

Năm 1905, Einstein đưa ra khái niệm rằng ánh sáng được tạo thành bởi các hạt photon. Ở thời điểm đó, hầu hết các nhà khoa học đều không đồng ý với quan điểm của ông. Nhưng các thí nghiệm sau này cũng đã cho thấy rằng đây là 1 trường hợp đúng. Cũng chính điều này đã trở thành 1 khám phá rất quan trọng đối với rất nhiều các ngành khoa học. Sau đó Einstein đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý vào năm 1921.

Định luật Bose-Einstein

Einstein cùng với 1 nhà khoa học khác có tên là Satyendra Bose đã khám phá ra 1 trạng thái khác của vật chất. Nó được sắp xếp giống như một chất khí hay chất lỏng hoặc là trạng thái rắn. Nhờ vào những phát hiện này mà nó đã được sử dụng ở trong những chất siêu dẫn hay là laser.

Ngoài những công trình khoa học tiêu biểu ở trên, Einstein cũng đã viết và cho ra rất nhiều các bài báo khoa học bao gồm các thuyết và các mô hình giúp xác định và hướng tới một sự hiểu biết về thế giới, đặc biệt là về vật lý lượng tử, tân vật lý và cả vũ trụ luận.

Sau khi mất, bộ não của Albert Einstein được giữ lại để nghiên cứu

*

Theo Brian Burrell là tác giả của cuốn “Postcards from the Brain Museum” đã cho biết “Einstein không hề có ý muốn bộ não của mình sẽ được thờ cúng hay là nghiên cứu. Mà ông muốn thi thể của ông sẽ được hỏa táng và rải tro một cách bí mật để ngăn cản việc thờ hình tượng.”

Tuy nhiên thì bác sĩ Thomas Harvey vẫn quyết định lấy bộ não của ông và chia nó thành 240 mảnh khác nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong đó thì điều đáng chú ý nhất đó chính là thùy thái dương của bộ não – đây là khu vực chịu trách nhiệm về toán học và nó đã chuyển động lớn hơn hẳn 15% so với não của người bình thường, nhưng trọng lượng của nó lại nhẹ hơn so với não thông thường.

Bộ não của Einstein được xem như là bộ não của một nhà khoa học lỗi lạc bậc nhất hành tinh và hiện vẫn đang được trưng bày tại Trung tâm Y tế của Đại học Princeton.

Vừa rồi chính là những điều thú vị về tiểu sử cũng như cuộc đời của nhà bác học đại tài Anhxtanh. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc có được thêm những thông tin bổ ích nhất.