Thủ tục cắt nhập hộ khẩu

     

Cắt hộ khẩu để chuyển sang nơi ở khác là quyền, nghĩa vụ của công dân về Cư trú. Cắt khẩu được hiểu là việc công dân thực hiện kết hợp hai thủ tục đồng thời. Trước tiên là thủ tục tách ra khỏi hộ khẩu ban đầu và xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu đi nơi khác theo quy định của pháp luật. Việc này giúp công dân được nhập hộ khẩu ở nơi ở khác, được hưởng các quyền lợi liên quan. Cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về biến động dân cư. Cùng tìm hiểu các thủ tục phải thực hiện theo quy định hiện hành.

Bạn đang xem: Thủ tục cắt nhập hộ khẩu

*

Thủ tục cắt và nhập hộ khẩu theo quy định


Nội dung bài viết:

1. Hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.

Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

2. Điều kiện thực hiện thủ tục tách hộ khẩu

Theo quy định hiện hành:

Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một nơi thường trú phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ tách hộ khẩu

– Tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

– Trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được ở cùng chỗ ở hợp pháp, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

4. Thủ tục cắt (chuyển) hộ khẩu từ quận/huyện này sang quận/huyện khác

Khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong vòng 12 tháng người dân phải tiến hành đi đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Công dân nộp hồ sơ tại:

– Công an xã, phường, thị trấn;

​- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố Hà Nội.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan đăng ký cư trú sau khi thẩm định, phải cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem thêm:

5. Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân như thế nào?

Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, các trường hợp sau được nhập hộ khẩu vào nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý, bao gồm:

Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ,

Ngoài những trường hợp khác không thuộc những trường hợp được nêu trên không được nhập hộ khẩu về nhà người thân. Nhưng họ vẫn có thể nhập khẩu nếu có nhà ở hoặc thuê nhà, mượn nhà, ở nhờ nhà,…

Giấy tờ cần có khi nhập hộ khẩu vào nhà người thân

Căn cứ Điều 21 Luật Cư trú 2020, để nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi, người chưa thành niên, chứng minh không còn cha mẹ (nếu thuộc các trường hợp này).

Các giấy tờ này nộp tại Công an cấp xã nơi nhập khẩu để được giải quyết.

Những giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận

Theo quy định pháp luật cụ thể tại Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP những giấy tờ chứng minh nhân thân được chấp nhận như sau:

– Chứng minh được 2 người là quan hệ vợ, chồng bao gồm: Giấy chứng nhận đã đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, được sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã cư trú.

– Chứng minh được mối quan hệ thành viên trong gia đình là cha, mẹ, con: Giấy tờ khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định quyền được nuôi con nuôi; quyết định được quyền nhận cha, mẹ, con – có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.

– Hộ chiếu còn thời gian sử dụng trong đó có chứa đầy đủ các thông tin cá nhân thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.

– Chứng minh được mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy tờ khai sinh, có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.

– Chứng minh được mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Sự đồng ý của người giám hộ, có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.

– Chứng minh được không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án công bố cha, mẹ đã mất tích, chết – có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc có thể Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.

– Chứng minh được người đó đã lớn tuổi: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.

– Chứng minh được người khuyết tật ở trường hợp đặc biệt nặng, khuyết tật nặng, người mất khả năng lao động, bệnh tâm thần hoặc các bệnh liên quan khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, mất khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác sự nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu nơi đó không có đơn vị cấp xã cư trú.

– Chứng minh được chưa đủ tuổi vị thành niên: Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Hộ chiếu, sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.