Thiên ngọc minh uy dừng hoạt động, hàng vạn hội viên ra sao?

     

*

Giấu chồng con kinh doanh đa cấp

Bộ Công thương cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ Quốc hội, ban hành thêm các quy định về cấm một số hành vi trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Những quy định mới này khi được thông qua, sẽ có tính chất răn đe, ngăn ngừa những đối tượng lợi dụng hình thức kinh doanh này.

Bạn đang xem: Thiên ngọc minh uy dừng hoạt động, hàng vạn hội viên ra sao?

Số liệu từ cơ quan quản lý cho thấy, có hơn 250.000 người đã được cấp các mã thành viên của Thiên Ngọc Minh Uy trên toàn quốc. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng, con số thực tế có thể lớn hơn thế nhiều lần.

Giữa dòng người đông đúc xếp hàng làm đơn xin thanh lý hợp đồng, chị Lê H. (Mê Linh, Hà Nội) cho biết, chị đầu tư 14 “mã hàng hóa” của hệ thống Thiên Ngọc Minh Uy với số tiền khoảng 100 triệu đồng từ năm 2013 đến nay. Người của Thiên Ngọc Minh Uy khi đó nói với chị có thể thu về gần 300 triệu đồng sau 2 năm mà không phải làm gì cả. Chị chỉ cần tham gia vào hệ thống và chờ đợi.

Thấy mức lợi nhuận rất cao so với thu nhập hàng ngày, chị H. gom hết số tiền tích cóp của cả gia đình đi “đầu tư”. Chị giấu chồng con bán thêm một số tài sản của gia đình cộng với tiền có trong nhà để tham gia hệ thống.


*

Trước đó, chị H. cũng tham gia nhiều buổi nói chuyện “làm giàu” của Thiên Ngọc Minh Uy. Ngoài nghe số tiền lãi “trong mơ”, việc có nhiều người trong thôn, trong xã cũng tham gia làm chị yên tâm. Trong số đó, một số người giàu lên, mua xe, xây được nhà làm chị càng tin tưởng. “Tôi nghĩ số tiền đó coi như một khoản tiết kiệm, ngoảnh đi ngoảnh lại là trôi qua 2 năm. Khi đó, tiền tăng thêm tới gần 3 lần, tôi sẽ xây nhà cho thằng con trai lớn”, chị H. tâm sự.

Tuy nhiên sau 2 năm, số tiền chị nhận lại chỉ vài triệu đồng. Nhân viên trong hệ thống báo phải đóng một số khoản thuế mà chị không nhớ, nên trừ đi một nửa trong số đó. Về việc thanh lý hợp đồng, nhân viên Thiên Ngọc Minh Uy liên tục lấy lý do phải hoàn thiện thủ tục, giấy tờ nên kéo dài bến bây giờ vẫn chưa xong. Lần ra Hà Nội này lại đúng dịp nghe tin công ty bị chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, chị H càng lo lắng.

Ngồi thu mình trong một quán trà đá trước trụ sở công ty, với gương mặt mệt mỏi, ông Nguyễn Văn T. (58 tuổi), đến từ Cao Bằng cho biết, ngay sau khi đọc được thông tin công ty Thiên Ngọc Minh Uy đã dừng kinh doanh đa cấp, ông lo lắng không thể ngủ nổi. Ngay tối 25/4, ông đã đặt vé xe khách từ Cao Bằng xuống Hà Nội để biết thực hư sự việc. “Tôi vẫn còn 50 mã hàng nữa hôm nay lên để xin thoát ra thành tiền nhưng bây giờ vẫn chưa thể làm việc được với đại lý cấp trên. Gọi điện thì họ nói là công ty đang chuyển đổi mô hình kinh doanh và dặn tôi cứ yên tâm”, ông T. lo lắng.

Một cán bộ về hưu của VNPT cho chúng tôi biết, do tin vào những lời hứa hoa mỹ của các nhân viên Thiên Ngọc Minh Uy, ông cùng vợ đã dốc toàn bộ tài sản tích cóp cả cuộc đời để tham gia mạng lưới của công ty này. Sau khi tham gia, nhận thấy nhiều dấu hiệu bất ổn từ mạng lưới đa cấp này, ông đã làm đơn xin trả lại hàng, rút khỏi mạng lưới. Tuy nhiên, khi làm việc với đại diện Thiên Ngọc Minh Uy, công ty này đưa ra nhiều lý do để trừ đủ các khoản tiền nếu như vị cán bộ về hưu này muốn rút khỏi hệ thống.

“Họ tính toán rồi trừ đủ các kiểu, nếu tôi chấp nhận thì số tiền nhận được chỉ còn 40% số tiền mà tôi đã đầu tư. Hai vợ chồng đã bỏ hơn 3 tỷ đồng để tham gia mua hàng, lấy mã của mạng lưới này. Với cách tính của họ, vợ chồng tôi mất tiền tỷ vì lời hứa của họ. Tôi đã gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp vì họ có những vi phạm các quy định về kinh doanh đa cấp”, người đàn ông này buồn rầu cho biết.

Xem thêm: Link Tải Driver Máy In Tổng Hợp Đầy Đủ Các Hãng, Driver Máy In Tổng Hợp Đầy Đủ Các Hãng

Quyền lợi hội viên sẽ ra sao?


*

Ngày 25/4 khi Bộ Công thương thông báo chính thức rút giấy phép kinh doanh đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy, thì ngay buổi trưa trên fanpage của công ty này đã đăng tải thông báo, trong đó có đoạn: “Để tạo ra thương hiệu và qui mô tầm cỡ quốc tế nay công ty chúng ta sẽ chuyển đổi Thiên Ngọc Minh Uy thành 1 tập đoàn bao gồm nhiều các công ty con dưới sự điều hành của Tập đoàn Thiên Ngọc Minh Uy”.

Lĩnh vực kinh doanh đa cấp mang tên Thiên Ngọc Minh Uy hiện tại sẽ do công ty con của Thiên Ngọc Minh Uy đảm nhận.

Bàn về vấn đề này, Luật sư Hoàng Nguyên Hồng (cựu Chuyên viên cao cấp Ủy ban Kiểm tra Trung ương) cho biết, kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.

Như vậy, người tham gia bán hàng đa cấp như một nhân viên kinh doanh, nhiệm vụ của họ là bán hàng và phát triển hệ thống, họ được hưởng những lợi ích là tiền hoa hồng, tiền thưởng và những lợi ích kinh tế khác từ hoạt động bán hàng và từ mạng lưới. Trong trường hợp công ty đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, hệ thống mạng lưới cũng không còn hoạt động sinh lợi nữa. Do đó, khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh đa cấp thì đồng nghĩa với việc sẽ phải thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng với những người tham gia bán hàng đa cấp.

Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp và các quyền lợi theo hợp đồng cũng như quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, khi công ty chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp có thể chủ động yêu cầu công ty giải quyết trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Trong trường hợp công ty giải quyết không thoả đáng, người tham gia bán hàng đa cấp có thể khởi kiện ra toà án có thẩm quyền để yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời, có thể gửi đơn khiếu nại tới Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) để được hỗ trợ.


Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trong giai đoạn 2014-2015, tổng doanh thu ghi nhận của Thiên Ngọc Minh Uy là 3.593 tỷ đồng, với 87% là tiền thu trực tiếp từ người tham gia. Trong khi đó, giá vốn nhập hàng hóa vào chưa đến 1.000 tỷ đồng.

Trong hai năm 2014-2015, số tiền hoa hồng của Thiên Ngọc Minh Uy đã chi lên tới gần 40% số thu từ người tham gia, tương ứng 1.586 tỷ đồng. Con số này cũng cao hơn gần 60% so với tổng giá vốn hàng hóa đã bán cho các thành viên của hệ thống. Nếu trừ giá vốn hàng bán và chi phí hoa hồng, Thiên Ngọc Minh Uy vẫn còn lãi gần 1.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2015, trong khi vốn điều lệ của doanh nghiệp này chỉ ở mức 20 tỷ đồng.