'việt nam ơi!'

     
yeahflashback.com. Một trong những bài hát được hàng chục triệu người dân Việt Nam luôn cất lên với niềm tự hào, ngoài Quốc ca, có lẽ chính là “Việt Nam ơi!”. Ít ai biết, tinh thần của bài hát đã trở thành động lực để tác giả chinh phục những “đỉnh Everest” của riêng mình.

Bạn đang xem: 'việt nam ơi!'


Covid-19: TP. Hồ Chí Minh loay hoay tìm đầu ra cho đơn hàng "đi chợ hộ" Bộ Y tế ra văn bản hỏa tốc chấn chỉnh việc tiêm vaccine

Tham gia nhóm trao đổi trực tuyến về nghệ thuật, tôi có dịp chuyện trò với Minh Beta - Bùi Quang Minh, tác giả của “Việt Nam ơi!” - ca khúc đem lại nhiều cảm xúc kể từ giải bóng đá U23 châu Á 2018. Giờ đây, phiên bản “Việt Nam ơi! Đánh bay Covid” và “Let’s fight Covid” lại đang làm cháy lên niềm tin chiến thắng của những người con đất Việt trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy thách thức này.

Tinh thần Việt, bản sắc Việt

Biết tôi làm việc ở tờ báo trực thuộc Bộ Ngoại giao, Minh cởi mở chia sẻ rằng, mình có rất nhiều kỷ niệm với các cán bộ nhân viên của Bộ.

Anh cho biết: “Thời tôi còn học bên Australia, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia có tổ chức buổi gặp mặt, giao lưu với các anh chị em nghệ sỹ từ Việt Nam sang biểu diễn. Để tổ chức một chương trình mang đậm bản sắc Việt Nam như vậy cần chuẩn bị rất nhiều, từ nội dung chương trình đến đạo cụ…

Đêm diễn đã diễn ra thật thành công, được bạn bè quốc tế cũng như những người Việt Nam ở Sydney đón nhận nồng nhiệt. Tinh thần đó - sau này đã theo tôi đến nhiều nơi trên thế giới”.

Sau này, khi đi học ở Mỹ, Minh đã tham gia tổ chức một chương trình văn nghệ cho cộng đồng học viên châu Á tại Đại học Harvard.

Anh cùng nhóm sinh viên Việt Nam biểu diễn múa và hát bài “Ngựa ô” trong trang phục áo dài. Dù cả nhóm không ai biết múa nhưng mọi người đều tập luyện chăm chỉ để thể hiện tiết mục tốt nhất. Bản thân hiểu việc chuẩn bị cho tiết mục vất vả như thế nào nên anh càng thấm thía sự vất vả, nhiệt tình của các cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở các nước và các đoàn nghệ thuật sang biểu diễn.

Cái duyên với nghệ thuật, cùng tình yêu và niềm tự hào của một người con đất Việt là động lực để Minh cho ra đời “Việt Nam ơi”.

Anh bảo: “Đó là một niềm hạnh phúc không ngờ tới. Khi viết bài hát này, tôi không nghĩ nó sẽ được đón nhận nồng nhiệt đến vậy. Đến giờ thì tác phẩm âm nhạc này đã vượt quá xa sự kỳ vọng của tôi. Ban đầu, tôi chỉ viết nó như một món quà dành tặng cho đất nước trước khi đi học xa, nhưng hóá ra, bài hát lại là món quà Tổ quốc dành cho tôi”.

Ba phiên bản cho một tình yêu

Năm 2011, trước khi sang Mỹ học thạc sỹ, Minh đã sáng tác nhạc phẩm “Việt Nam ơi!” chỉ trong 30 phút.

Khi đó, anh không chỉ muốn thể hiện tình cảm với đất nước, mà còn muốn nhắc nhở bản thân và mọi người luôn cần nuôi dưỡng tinh thần tích cực hướng về quê hương mình, dù phía trước còn nhiều khó khăn.

Đến năm 2015, vào dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam, biên đạo Ngô Tư Huy đã dựa trên nền nhạc bài “Việt Nam ơi” để dựng một MV cho S&C Production trong dự án Flashmob của giới trẻ.

Đây chính là dấu mốc cho MV đáng nhớ để sau này, Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam (VTV) đã sử dụng MV này để biên tập lại thành một MV cổ động cho thành công bất ngờ của Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018.

Kể từ đó, bài hát quốc dân “Việt Nam ơi” vang lên khắp các nẻo đường, phủ sóng cả không gian mạng và các kênh truyền hình, như một cách mọi người thể hiện niềm kiêu hãnh dân tộc.

Hai năm gần đây, đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Dựa trên nền nhạc “Việt Nam ơi”, Minh đã viết phiên bản “Việt Nam ơi! Đánh bay Covid” và tiếp theo đó là phiên bản tiếng Anh “Let"s fight Covid” để cổ vũ tinh thần mọi người đoàn kết vượt qua đại dịch. Sau khi hai phiên bản được công bố, chứng kiến sự bùng nổ của các lượt “Thích” và “Chia sẻ” bài hát trên mạng xã hội, anh thực sự hạnh phúc.

Phiên bản “Let"s fight Covid” ban đầu được chia sẻ trên YouTube, rồi xuất hiện trên nhiều nền tảng âm nhạc như Apple, RCS... nhờ sự hưởng ứng và yêu mến của cộng đồng quốc tế.

Anh chia sẻ: “Đây là lần đầu tôi viết và thể hiện lời bài hát bằng tiếng Anh nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Làm thế nào để truyền tải được tinh thần của bài hát? Viết lời tiếng Anh và hát sao cho không bị “sượng”?...

Đó là một thử thách không hề dễ dàng. Nhưng cuối cùng, tôi đã vượt qua được và cho ra mắt một tác phẩm hợp lý.

Chân dung Bùi Quang Minh, tức Minh Beta. (Ảnh: NVCC)

Triết lý thiên thời - địa lợi - nhân hòa

Công việc chính của Minh là điều hành việc kinh doanh của Beta Group và anh luôn tìm kiếm các cơ hội để tạo dựng được những giá trị khác nhau cho xã hội qua công việc đó.

“Đó là cách để tạo được cho mình động lực để phát triển không ngừng, mang lại cho mình hứng khởi”, anh nói.

Xem thêm: Bạn Còn Nhớ Gì Về " 5 Anh Em Siêu Nhân Gao Huyền Thoại Tái Hợp Sau 20 Năm

Năm 2014, sau khi tốt nghiệp MBA Đại học Harvard về Việt Nam, anh bắt đầu mở chuỗi rạp chiếu phim Beta Cineplex.

Sau sáu năm hoạt động, anh đã gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư nước ngoài và mở được 14 rạp chiếu phim trên toàn quốc.

Minh chia sẻ: Cái kiềng ba chân của Beta Group chính là Beta Cineplex và A.Plus Home (lĩnh vực bất động sản) và Crimson Business Institute (lĩnh vực giáo dục).

Đó là mảnh ghép khác nhau nhưng hỗ trợ qua lại, tạo nên một hệ sinh thái “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”.

Anh muốn theo đuổi một hệ sinh thái phục vụ khách hàng là sinh viên và người mới ra trường.

Khi làm rạp chiếu phim, anh trao cho khách hàng ước vọng, trải nghiệm hạnh phúc như cảm xúc bay bổng trên bầu trời.

Còn khi làm bất động sản, anh nghĩ đến mặt đất, anh muốn tạo cho người trẻ một không gian sống có giá trị, giúp họ có cảm giác tự tôn về bản thân để phát triển, phát huy hết năng lực và tạo dựng các giá trị tiếp theo cho xã hội.

Còn Crimson Business Institute nhằm đào tạo ra những con người tốt, phát triển và có ích cho xã hội.

Anh cho biết, A.Plus Home là mô hình chuỗi căn hộ dịch vụ giá rẻ dành cho người trẻ. Đây là nền tảng công nghệ thông tin để kết nối khách hàng bất động sản. Nền tảng này kết nối giữa chủ nhà và khách thuê, cung cấp thông tin dịch vụ cho khách hàng và từ đó phát triển giá trị thặng dư khác.

Hiện mô hình A.Plus Home được thị trường đón nhận nồng nhiệt vì sản phẩm rất phù hợp với nhóm khách hàng mà A.Plus Home hướng tới.

Còn Crimson Business Institute là dự án mà Minh Beta đã dày công nghiên cứu nhiều năm nay, chất chứa nhiều nhất hoài bão của anh. Minh Beta dự tính, đến cuối năm nay sẽ khai giảng khóa học đầu tiên.

Minh Beta cho biết, sau khi học ở Harvard về, anh thấy kiến thức và phương pháp ở trường phù hợp với rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Anh muốn mang kỹ năng về quản trị mà bản thân đã tiếp thu được, Việt hóa tất cả nội dung đó để triển khai những khóa học mini MBA.

Với Minh Beta, bố mẹ luôn là hậu phương vững chắc về mọi mặt, từ quá trình học tập ở Việt Nam đến khi ra nước ngoài rồi trở về nước phát triển dự án kinh doanh.

Nói về nghệ thuật, anh bảo, đó là đam mê. Minh Beta đang ấp ủ dự định làm một bộ phim. Anh cười hiền: “Mình chỉ có thể bật mí là nội dung phim sẽ mang màu sắc dân tộc, mang nhiều tình yêu quê hương, đất nước. Hy vọng sẽ ra mắt công chúng thời điểm thích hợp”.

Nghe những chia sẻ của Minh Beta, tôi cảm nhận được sự tự tin trong cả ánh mắt và giọng nói quyết đoán của anh.

Tôi tin rằng, anh sẽ thành công, dù ở lĩnh vực nào, vì nền tảng cho nỗ lực của anh, không gì khác, chính là tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc luôn chứa chan trong từng mạch máu.

Một người con đất Việt như vậy, chẳng có lý do nào để không thành công, ít nhất là ngay trên chính quê hương mình.

EU sẽ tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh từ nhiều nước

Ngày 28/8, Hội đồng châu Âu (EC) thông báo sẽ tái áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Liên minh châu Âu (EU) đối với ...

Hành trình cô gái Hà Nội xa nhà bỗng thành F0 và tự điều trị Covid-19 thành công

Là một cô gái Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh làm việc rồi bất ngờ bị nhiễm Covid-19, chị Phạm Đỗ Thiên Hương (30 ...